Hiểu đúng câu nói : “Dân Thanh Hóa ăn rau má, phá đường tàu”
Bạn quê ở đâu?
Tớ quê ở Thanh Hóa
Công ty thám tử tại Thanh Hóa không lạ lẫm gì với hình biểu cảm mặt chữ O, mỗm chữ B của mọi người khi nghe tới 2 từ Thanh Hóa. Gặp người tử tế thì họ tế nhị nói chuyện xã giao rồi biện cớ tránh đi mắt. Nếu không may người Thanh Hóa gặp phải ngưởi thô thiển sẽ bị kỳ thị: “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” với ý nghĩa mỉa mai: Người Thanh Hóa có tính ăn người, keo kiệt lại bẩn tính.
Nếu bạn sinh sống trên mảnh đất Hà Nội, bạn sẽ nhận ra ngay người Thanh Hóa thường bị phân biệt đối xử hơn. Thậm chí nhiều bạn sinh viên không thể tìm được nhà trọ vì là người Thanh Hóa hay có những công ty còn “ngang nhiên” từ chối tuyển dụng do đối tượng quê Thanh Hóa.
Click để tìm hiểu về Văn phòng thám tử uy tín tại Hà Nội
Sở dĩ, người Thanh Hóa bị “miệt thị” như vậy bởi người dân tới từ mọi nơi hiểu sai ý nghĩa của câu nói: “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu”. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ý nghĩa thực sự của nó.
Văn phòng thám tử tại Thanh Hóa xin phép được kể 2 câu chuyện sau đây:
Câu chuyện thứ nhất: Ngày xưa, khi Pháp xâm chiếm nước ta, khai thác tài nguyên, vơ vét sản vật của ta. Để dễ dàng vận chuyển chúng xây dựng đường sắt. Người dân Thanh Hóa căm thù giặc sâu sắc nên đã tổ chức phá đường sắt. Quan huyện vốn là người yêu nước khi bị Pháp truy hỏi vì sao đường sắt xây mãi không xong, quan bèn lên tiếng bao che cho người dân: “Dân khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà rau má trên đường tàu vừa nhiều, non và ngon nhát. Dân tôi không cố ý đâu ạ”.
Câu chuyện thứ hai mà dịch vụ thám tử tại Thanh Hóa có đọc được: Thời kháng chiến chống pháp. Người Thanh Hóa gian khổ phải ăn cây rau má cầm hơi nhưng vẫn luôn giữ vững tinh thần chiến đấu phá đường tàu Pháp để lấy sắt rèn đao, kiếm, súng ống phục vụ cho kháng chiến.
Hai cách giải thích trên chính là sự ca ngợi người dân xứ Thanh với tấm lòng yêu nước thiết tha, dù khổ cực vất vả phải ăn rau má thay cơm vẫn hiên ngang, anh dũng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm.
Tuy nhiên, một phần khiến cho người dân xứ Thanh bị kỳ thị bởi xuất hiện vài “con sâu làm giàu nồi canh”.
Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu vì thế mọi người hãy thay đổi cái nhìn, đừng đánh đồng tất cả mà tội nghiệp người lương thiện.
|